Bạn là người cẩn thận và thường
xuyên dùng ổ cứng di động để chép dữ liệu từ máy tính ra đẻ đảm bảo không bị
virus tấn công hay các sự cố ngoài ý muốn (cháy nổ, lỗi ổ cứng,...).
Ở bài viết này hiệu năng và công
nghệ chỉ phân tích máy tính sử dụng hệ điều hành Windows thôi nhé.
1. Thường xuyên
sử dụng lệnh CUT thay cho copy và delete
Chúng ta muốn di chuyển một files
(tệp) hay một folder (thư mực) hay gọi tóm lại là dữ liệu (data) thì đối với hệ
điều hành windows thì chúng ta sẽ dùng lệnh để di chuyển dữ liệu.
Từ MS-DOS là lệnh MOVE (Lệnh move được sử dụng để di chuyển một hoặc các tệp tin từ một thư mục này sang thư mục khác. Lệnh move cũng được dùng để đổi tên các thư mục).
Còn từ windows 98 trở về sau
thì đã có giao diện và chúng ta sử dụng lệnh CUT.
Windows XP,
windows 7, windows 8.1, windows 10, windows 11 thì xuất hiện thêm phím tắt để thực
hiện lệnh di chuyển dữ liệu bằng cách kết hợp phím Ctrl và phím X (Ctrl + X).
Ví dụ nhé, bạn cẩn thận gắn ổ cứng
di động (HDD portable) để chép dữ liệu quan trọng từ máy tính cá nhân (Personal
computer – PC) hay Laptop (máy tính xách tay) ra để lưu trữ dự phòng (backup).
- Sự cố bạn vô tình chạm vào cáp usb
truyền dữ liệu của ổ cứng rời làm tín hiệu gián đoạn thì windows sẽ tự động
nhận lại ổ cứng rời, trong quá trình này thì dữ liệu bạn đang di chuyển chắc
chắn sẽ bị broken ngay hay nói một cách khác là bị hỏng không thể mỏ file để sử
dụng.
- Hay đơn giản hơn nữa là máy tính
để bàn của bạn không có thiết bị lưu điện (UPS) và điện không ổn định , máy
tính sẽ máy điện thì dữ liệu đang di chuyển cũng sẽ bị hỏng, dữ liệu sẽ không
còn nguyên vẹn.
- Còn đối với Laptop thì khi máy sắp
hết pin sẽ tự động sleep (chế độ ngủ) hay hibernate (chế độ ngủ đông), dữ liệu
cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Với những ví dụ cụ thể ở trên về
trường hợp có ảnh hưởng đến quá trình di chuyển dữ liệu của chúng ta. Nhưng đổi
lại khi bạn sử dụng lệnh copy (sao chép) kết hợp với delete (xóa) thì sẽ an
toàn hơn nhiều so với lệnh di chuyển dữ liệu, vì trong quá trình sao chép nếu
có lỗi xảy ra thì dữ liệu nguồn vẫn tồn tại không bị mất nhu quá trình di
chuyển dữ liệu, khi đã sao chép xong chúng ta tiến hành xóa dữ liệu nguồn đi. Cách
này tuy phải thao tác thêm nhưng cực kì an toàn nhé mọi người.
2. Không
thực hiện việc nén, lưu thành một file.
Việc không gom gọn dữ liệu vào một
file là thói quen thường thấy của đại đa số người dùng, thường thì chúng ta chỉ
lưu vào một thư mục vậy nên khi chúng ta sao lưu dự phòng qua một thiết bị khác
sẽ rất chậm, dễ bị lỗi trong quá trình sao lưu. Nên để cải thiện việc này hiệu
năng và công nghệ chỉ bạn một mẹo nhỏ là nén lại thành 1 file .zip/ .rar/
.iso,... sẽ giúp tăng tốc độ sao chép dữ liệu của bạn đáng kể và an toàn hơn,
nếu file có dung lượng quá lớn từ 20-30 Gibabyte bạn làm ngược lại là tách
thành nhiều file nhé (vấn đề này chúng tôi sẽ có bàn viết chi tiết hơn).
Lợi ích khi bạn lưu dữ liệu vào 1
file và đặt password bảo vệ thì sẽ phòng tránh việc mất dữ liệu khi máy tính
của bạn bị nhiễm ransomeware (virus máy tính mã hóa dữ liệu), dữ liệu của chúng
ta sẽ an toàn hơn khi chỉ để trong một thư mục mà không có lớp bảo vệ nào hết,
đây là cách cơ bản để phòng tránh thôi nhé nếu muốn bảo dữ liệu của bạn an toàn
hơn nữa thì phải kết hợp các biện pháp khác.
Ngoài ra khi dữ liệu được tập trung
và một file thì tỷ lệ khôi phục dữ liệu cũng cao hơn rất nhiều so với việc bạn để
nhiều file dung lượng nhỏ vài MB hay vài KB. Chắc bạn cũng biết là trước khi định
dạng ổ cứng SSD (lưu trữ bằng chip giống như USB) thì việc phải chạy chống phân
mảnh (Disk Defragmenter) ổ cứng HDD sẽ là thường xuyên hơn giúp ổ cứng truy xuất
dữ liệu nhanh hơn, nhưng với ổ cứng SSD thì SSD không dùng cơ chế quay nữa cũng
không dùng đầu đọc và ghi để truy xuất dữ liệu mà dùng chip nhớ nên không cần
chạy chống phân mảnh nữa mà thay vào đó là TRIM được kích hoạt trên hệ điều hành
windows. Tuy vậy SSD cũng bị ảnh hưởng tốc độ truy xuất dữ liệu nếu bạn để qua
nhiều filde dung lượng nhỏ trên ổ cứng
Hãy thực hiện các thao tác đơn giản
này để bảo vệ dữ liệu trên máy tính của bạn được tốt hơn.
3. Đặt tên
thư mục và file quá dài.
Lỗi tiếp theo này chúng tôi nói đến
thật ra cũng là một thói quen vô tình làm chúng ta mất dữ liệu trong quá trình
sao chép hay di chuyển dữ liệu qua một thư mục, ổ cứng di động, qua máy tính khác,…
Vì mặc định hệ điều hành windows chỉ cho phép chúng ta tạo đường dẫn file
(path) tối đa 260 kí tự (over 260 character).
Vì khi bạn di chuyển dữ liệu từ folder
có tên ngắn sang một folder có tên dài hơn nhiều, trong folder lại có 10 files,
9 files đặt tên ngắn, 1 file có tên dài thì bạn sẽ nhận được thông báo “path too
long”. Dĩ nhiên sẽ không sao nếu chỉ có 1 folder và ít file.
Hãy tưởng tượng nếu nhiều hơn thì
khi phát sinh thông báo như vậy bạn sẽ không biết bị ở folder nào và phải tìm
kiếm sửa tên file hay folder khá mất thời gian và công sức. Trường hợp này nếu áp
dụng cách thứ 2 gom gon dữ liệu vào 1 file cũng sẽ tối ưu hơn.
Đặt tên file và folder bằng ngôn ngữ
tiêng Việt thì trong một số trường hợp một số phần mềm sẽ báo lỗi, hãy đặt tên
theo nguyên tắc nào đó mà bạn thích ví dụ đặt không dấu và có nội dung và năm,
tháng thực hiện “hinhanh tongket 2030” chẳng hạn.
Sau
khi đọc bài viết của chúng tôi hãy điều chỉnh thói quen để bảo vệ dữ liệu cá nhân,
tránh bị mất dữ liệu ở những tình huống cơ bản mà chúng ta có thể phòng tránh, dữ
liệu sẽ được an toàn và tối ưu hơn chỉ với những cách cơ bản trên.
Đăng nhận xét